Chính trị Nam_Chiếu

Nền chính trị trung ương của Nam Chiếu ảnh hưởng mạnh của văn hóa nhà Đường.

Lúc này bộ máy cai trị có Lục tào (六曹), gồm: Binh tào (兵曹), Hộ tào (戶曹), Khách tào (客曹), Pháp tào (法曹), Sĩ tào (士曹) cùng Thương tào (倉曹). Cơ bản là noi theo Đường triều đại phương quan chế. Thời hậu kì lại sửa thành Tam thác (三托); Khất thác (乞托) quản ngựa; Lộc thác (祿托) quản Cự thác (巨托) quản thương nghiệp. Dưới là Cửu sảng (九爽) gồm; Mạc sảng (幕爽) quản quân đội; Tông sảng (琮爽) quản hộ tịch; Từ sảng (慈爽) quản lễ nghi; Phạt sảng (罰爽) quản hình luật; Khuyến sảng (勸爽) quản lý quan viên; Quyết sảng (厥爽) quản lý công tác; Vạn sảng (萬爽) quản tài dụng; Dẫn sảng (引爽) quản người khách (nô lệ) và Hòa sảng (禾爽) quản lý thương nhân. Cứ mỗi 3 sảng thì có một Đốc sảng (督爽) quản hạt.

Tể tướng gọi Thanh Bình quan (清平官), giải quyết các việc quốc sự lớn nhỏ, cùng Đại quân tướng (大軍將) và Quốc vương có quyền quyết định tối cao. Ở địa phương, khu vực Lục Chiếu khi đó chia thành Lục kiểm (六瞼); trong đó Kiểm tương ứng với Châu thời Đường. Những khu vực bị chinh phục mà thành thì được gọi là Tiết độ (節度). Cụ thể như sau:

  • Kiểm (睑): đến thời hậu kỳ đã lên tới con số 11 kiểm.
    • Đại Hòa kiểm (大和睑): ngày nay là khu Đại Hòa, Thành phố Đại Lý.
    • Tư Mị kiểm (苴咩睑): còn gọi Dương Tư Mị (阳苴咩), ngày nay là khu vực Đại Lý cổ thành.
    • Đại Ly kiểm (大厘睑): nay là khu vực Hỉ Châu.
    • Đằng Xuyên kiểm (邆川睑): nay là khu Đặng Châu.
    • Mông Xá kiểm (蒙舍睑): nay là khu huyện Nguy Sơn.
    • Bạch Nhai kiểm (白崖睑): nay là khu vực huyện Di Độ.
    • Vân Nam kiểm (云南睑): nay là khu vực huyện Tường Vân.
    • Phẩm Đạm kiểm (品澹睑): nay là khu vực huyện Tường Vân.
    • Mông Tần kiểm (蒙秦睑): nay là khu vực huyện Dạng Tỵ.
    • Hĩ Hòa kiểm (矣和睑): nay là khu vực huyện Nhĩ Nguyên.
    • Triệu Xuyên kiểm (赵川睑): nay là khu vực trấn Phượng Nghi của Thành phố Đại Lý.

Ngoài Kiểm, Nam Chiếu quốc sau khi thu phục sẽ đặt các khu vực Tiết độ (節度) và Đô đốc (都督). Thời đầu có 8 Tiết độ: Vân Nam (雲南), Thác Đông (拓東), Vĩnh Xương (永昌), Ninh Bắc (寧北), Trấn Tây (鎮西), Khai Nam (開南), Bạc Sinh (銀生) và Thiết Kiều (鐵橋).

Thời hậu kì: